Trong ngành công nghệ, truyền thông hiện nay, để phục vụ cho việc kết nối, truyền tải thông tin, có rất nhiều loại chuẩn, giao thức truyền thông ra đời, chúng ta có thể kể tới như RS232, RS485, Ethernet, Modbus TCP,.. Tạo nên được sự thành công như hiện nay là nhờ sự phối hợp ăn ý của các thiết bị, phương thức vận hành, trong đó có chuẩn tín hiệu. Có điều gì đặc biệt ở loại chuẩn này mà nó lại được sử dụng nhiều như hiện nay, bài viết dưới đây sẽ cho các bạn câu trả lời.
>>> Xem thêm : cáp rs485 – cần nắm rõ những đặc điểm này của chuẩn RS485
Đối với việc truyền tải tín hiệu trên khoảng cách xa hay có nhiều yếu tố gây nhiễu thì chuẩn RS485 được biết đến là lựa chọn phù hợp hơn so với các giao thức truyền thông khác. Với tốc độ baud có thể lên tới 115.200 cho một khoảng cách là 4000 feet (1200m) và trên cùng một tuyến đường có thể hỗ trợ một mạng lên tới 32 trạm thu pháp, khó có chuẩn nào vượt qua được RS485.
Việc sử dụng hai dây cân bằng và không dây mass mà chuẩn RS485 sử dụng có thể giúp gia tăng tốc độ truyền tin xong cũng dẫn tới việc cần có một điện áp kiểu chung giữa hai dây A, B. Chúng ta có thể định nghĩa về điện áp kiểu chung này là giá trị trung bình của hai điện áp tín hiệu khi tham chiếu trên mass hoặc hoặc một điểm chung. Đây là một trong những cách để chúng ta khiến cho tín hiệu truyền đi ổn định và luôn giữ ở mức cân bằng. Khi chúng ta sử dụng điện trở đầu cuối khác nhau sẽ gây ra sự khác biệt nhất định đối với giá trị trở kháng đặc tính của đường dây xoắn. Nếu sự khác biệt không quá lớn, chúng thường không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chênh lệch ở mức lớn hơn sẽ làm gia tăng tình trạng nhiễu tính hiện, phát xạ trên đường truyền và gây sai lệch về tín hiệu. Do đó, cần chú ý và hiệu chính điện trở đầu cuối. Và dù bạn sử dụng phương pháp điều chỉnh nào thì cũng nhớ căn chỉnh trị số về khoảng 100-120 ôm.
>>> Xem thêm : cáp tín hiệu vặn xoắn – tiết lộ các kiến thức cơ bản về chuẩn RS485
Subscribe by Email
Follow Updates Articles from This Blog via Email
No Comments